watch sexy videos at nza-vids!
Thiên đường giải trí trên Mobile! WAP tải game, phần mềm và ứng dụng cho điện thoại hoàn toàn miễn phí... Giaitri.Sextgem.Com
GIAITRI.SEXTGEM.COM
GIAITRI.SEXTGEM.COM
Kênh giải trí đa phương tiện
Google Keyword Tool
Google Keyword Tool – Phân tích từ khoá và các xu hướng Google keyword tool là một trong những công cụ mình hay dùng nhất cho cá nhân cũng như công việc. Công cụ này hoàn toàn miễn phí từ Google, nó cho phép người dùng biết được nhiều thông tin về hành vi đối tượng khách hàngmục tiêu của mình, để từ đó xây dựng chiến lược quảng cáo qua công cụ tìm kiếm hiệu quả (quảng cáo tính phí pay per click hay tối ưu hoá website SEO). Đây không phải là một công cụ mới, Google công bố công cụ này ngay từ những ngày đầu khi họ xây dựng chương trình quảng cáo Google Adwords (quảng cáo tính phíPay per Click) vào năm 2002. Ngay từ những ngày đầu tiên và cho đến cả thời điểm hiện tại, với thị trường Việt Nam, chưa một công cụ nào vượt qua được Google keyword toolvề độ chính xác và tính hữu dụng. Đã có nhiều bài viết về cách sử dụng Google keyword tool bởi các blogger người Việt. Nếu tìm kiếm trên google Việt Nam cho “Google keyword tool”, Google trả lại khoảng 230,000 kết quả bằng tiếng Việt. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy là phần lớn các bài về hướng dẫn cách sử dụng chỉ dừng ở mức giới thiệu nhanh qua chứ không đi chuyên sâu, và không giới thiệu kèm các công cụ khác có thể sử dụng cùng với Google keyword tool. Bài viết này nhằm giải quyết các vấn đề như vậy. 1. Google keyword tool là gì? Như đã giới thiệu ở trên, đây là một công cụ miễn phí từ Google, nhằm cung cấp thông tin về lượng tìm kiếm cho các từ khoá khác nhau tại một thị trường cụ thể. Công cụ này có phiên bản tiếng Việt. Người dùng có thể dùng bản mở ( Google keyword External Tool )hoặc dùng bản đóng (cần log in vàotải khoản Google Adwords). Sự khác biệt giữa công cụ Google keyword tool Internal (cần log in) và External là khá nhiều, đặc biệt làkhi bạn đang chạy chiến dịch quảngcáo trên Google qua một thời gian. Bài viết này sẽ không đi quá sâu vào những điểm khác biệt này vì nónằm ngoài pham vị bài viết. Bạn đã bao giờ tự hỏi: *. Từ khoá nào liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của tôi và được tìm kiếm nhiều nhất tại một thị trườngnào đó? Việt nam hay California, hay Úc? *. Khi mọi người tìm kiếm, liệu họ có hay đánh sai chính tả không? *. Nếu dịch vụ của tôi có tính chu kỳ cao ví dụ như Quà tết, làm sao tôi ước tính được sự quan tâm tìm kiếm cho thời điểm gần tết để có sự chuẩn bị chu đáo? 2. Tuỳ chọn nâng cao: quốc gia và ngôn ngữ Chỉnh lựa chọn về quốc gia hay ngôn ngữ luôn là một trong những việc đầu tiên mình làm, trước cả phần đánh từ khoá vào. Sở dĩ như vậy vì mình thường muốn biết thông tin cụ thể về một thịtrường nào đó, với việc người dùngsử dụng một ngôn ngữ nào đó. Hãy click vào tuỳ chọn nâng cao và chọn quốc gia mà đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn ở đó và ngôn ngữ họ hay dùng. Cần lưu ý một điều rằng ngôn ngữ lựa chọn ở đây là Google kiểm tra ngôn ngữ trình duyệt của người dùng đang sử dụng, không phải ngôn ngữ của từ khoá họ dùng. Ví dụ, người dùng ở Singapore có thể dùng trình duyệt (Internet Browser) bằng tiếng Anh, tuy nhiênkhi tìm kiếm, họ tìm bằng tiếng Trung Quốc. Hay người dùng ở Việt Nam, sử dụng trình duyệt có giao diện tiếng Việt nhưng từ khoá họ tìmkiếm thông tin có thể là tiếng Anh. Vì vậy với những người mới dùng và đặc biệt là cho thị trường Việt Nam, nên chọn “ Tất cả các ngôn ngữ ” trong phần lựa chọn Ngôn ngữ. 3. Điền từ khoá mong muốn hoặc điền thông tin trang web của bạn Bạn hãy đặt mình vào vai trò của khách hàng mục tiêu và thử suy nghĩ xem, nếu họ cần tìm thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của mình thì họ sẽ tìm bằng từ khoá gì. Nên bắt đầu bằng một vài cụm từ khoá mà bạn nghĩ ra hoặc bạn có thể đánh địa chỉ trang web của mình vào công cụ Google keyword tool và để công cụ trả lại cho bạn các từ khoá liên quan đến trang web của bạn mà người dùng hay sử dụng. Lưu ý là chỉ làm một trong hai động tác, nếu đã đánh từ khoá thì không điền thông tin website nữavà ngược lại. Sau khi ấn “Tìm kiếm”, Google Keyword Tool sẽ trả lại các kết quả cho bạn như sau Xem hình vẽ trên bạn sẽ nhận thấy một số điểm sau: *. Từ khoá : Đây là những từ khoá được sử dụng bởi khách hàng mục tiêu của bạn, có liên quan đến chủ đề bạn đang tìm hiểu *. Cạnh Tranh : Cột Cạnh tranh cho bạn biết số lượng nhà quảng cáo đang đặt giá thầu cho một từ khóa cụ thể. Dữ liệu này có thể giúp bạn xác định mức độ cạnh tranh của vị trí quảng cáo. *. Số lần tìm kiếm toàn cầu hàng tháng : Số truy vấn trung bình gần đúng của người dùng trong 12 tháng cho từ khóa trên Tìm kiếm của Google. Dữ liệu này dành riêng cho việc chọn Loại kếthợp từ khóa. *. Số lần tìm kiếm cục bộ hàng tháng : Nếu bạn đã chỉ định một quốc gia hoặc ngôn ngữ cho tìm kiếm của mình, đây là số truy vấntrung bình gần đúng của người dùng trong 12 tháng cho t�� khoá cho các quốc gia và ngôn ngữ đó. Dữ liệu này dành riêng cho việc chọn Loại Kết hợp Từ khoá. Trong trường hợp này từ khoá “ Google keyword tool ” và các từliên quan chặt chẽ đến từ này , có lượng tìm kiếm trung bình là 1000 lần/tháng. Bạn có thể click chuột vào cột “Số lầntìm kiếm cục bộ hàng tháng” để biết từ khoá nào được tìm kiếm nhiều nhất. Trong phần này, bạn có thể đánh vào tên sản phẩm/dịch vụ của bạn, tên đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm cạnh tranh vân vân để biết thêm thông tin về nhu cầu thị trường. 4. Các lựa chọn Từ khoá khác nhau (keyword matching options) Do cách dịch nghĩa của Google “keyword matching options” là “Loại kết hợp” hơi khó hiểu nên mình dùngđúng từ tiếng Anh. Ý tưởng của “matching options” là như sau: Người dùng có thể đánh vào googlerất nhiều từ khoá khác nhau theo ý họ. Các từ khoá này có thể chung chung, hoặc rất chi tiết như “ve maybay gia re di phu quoc” hoặc “ve maybay gia re” vân vân. Đứng ở khía cạnh nhà quảng cáo, đôi khi chúng ta có những nhu cầu thông tin tổng hợp như sau *. Lựa chọn rộng (broad match) : ví dụ như chúng ta muốn biết có bao lượt tìm kiếm ở Việt Nam cho những vấn đề liên quan đến “vé máy bay”. Lúc đó, khi dùng Google Keyword Tool, chúng ta để chế độ Broad Match (hay RỘNG). *. Lựa chọn chính xác (exact match) : cho chúng ta biết chính xác có bao nhiêu lượt tìm kiếm cho một cụm từ nhất định. Ví dụ như trong ví dụ dưới đây, có trung bình 880 lượt tìm kiếm cho chính xác cụm từ Google Keyword Tool ” ở Việt Nam. *. Lựa chọn cụm từ (phrase match) : lựa chọn này có nghĩa là chúng ta quan tâm đến số lượng tìm kiếm cho những cụm từ có chứa cụm từ yêu cầu. Ví dụ như nếu chúng ta quan tâm đến “vé xem phim” và chọn chế độ Cụm từ , thì những kết quả nào có chứa cụm từ vé xem phim sẽ được tính. Mặc dù đây là một khái niệm khá khóhiểu nhưng mọi người nên chú ý giữa 5. Google keyword toolbộ lọc Các bộ lọc khác nhau được tích hợp vào công cụ Google keyword tool có thể mang lại những lựa chọn tốt trong trường hợp Google trả về quá nhiều kết quả khác nhau: *. Chỉ hiển thị ý tưởng có liên quan chặt chẽ với các cụm từ tìm kiếm của tôi: Chọn tuỳ chọn này để chỉ xem các kết quả bao gồm các cụm từ tìm kiếm gốc của bạn. *. Số lần tìm kiếm cục bộ hàng tháng: giúp bạn lọc ra những từ khoá có lượng tìm kiếm nằm trongphạm vi mong muốn của bạn một cách nhanh chóng *. Hiển thị ý tưởng/từ khoá và thốngkê cho Máy tính để bàn và máy tính xách tay *. Hiển thị ý tưởng/từ khoá và thốngkê cho Tất cả các thiết bị di động *. Hiển thị ý tưởng/từ khoá và thốngkê cho Thiết bị WAP cho điện thoại di động *. Hiển thị ý tưởng/từ khoá và thốngkê cho Smartphones *. Từ khoá/ý tưởng phải bao gồm các cụm từ nhất định *. Từ khoá/ý tưởng không bao gồm các cụm từ nhất định 6. Google insights for search và Google keyword Tool Nếu như Google keyword Tool chỉ cho bạn kết quả là lượng tìm kiếm trung bình trong 12 tháng gần đây nhất, Google Insights for Search cung cấp cho bạn xu hướng tìm kiếm về các chủ đề khác nhau qua thời gian. Lưu ý ở đây là kết quả trả lại của Google Insight for Search là xu hướng của CHỦ ĐỀ , chứ không chỉ đơn giản là một từ khoá. Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là Google Insights for Search không chỉ thể hiện xu hướng của một từ khoá mà công cụ này sẽ tự độn tập hợp các từ khoá liên quan đến chủ đề rồi thể hiện xuhướng tìm kiếm về chủ đề đó qua thời gian. 7. Thế giới online luôn đi theo thế giới offline Một thực tế rằng mỗi khi có một sự kiện offline nổi bật nào đó như sự kiện back street boys đến Việt Nam,hay cụ Rùa Hồ Gươm được đưa lên bờ chữa trị, tăng giá xăng dầu, mọingười thường có xu hướng tìm kiếmthêm thông tin trên Internet. Điều này nói ra thì chẳng có gì là mới lạ tuy nhiên rất nhiều doanh nghệp ở Việt Nam chưa ứng dụng điều này vào kế hoạch marketing/PR của mình. Rất nhiều doanh nghiệp bỏ ra hàng tỉ đồng đểchạy những chiến dịch offline rầm rộ, tuy nhiên khi người dùng quan tâm, muốn lên mạng để tìm thêm thông tin, họ thường gặp phải các thông tin Không chính thống hoặc không tìm được cái họ muốn. Như chúng ta có thể thấy trong ví dụ ở trên. Vấn đề về “Rùa hồ gơm” bắt đầu được quan tâm nhiều vào tháng 9, tháng 10 năm 2010 và đặcbiệt là từ đầu năm 2011. Trước đó sự quan tâm là có nhưng không nhiều. Điều này trùng với thực tế offline đã diễn ra. 8. Sự chính xác của công cụ Google Keyword tool Ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Đông Nam Á, Google gần như thống trị 90% thị trường tìm kiếm . Chính vì vậy công cụ Google keyword Tool đưa ra kết quả rất chính xác, và mang tính đại diện cho cả thị trường, mặc dù có một sốngười tìm kiếm bằng Yahoo hay Bing. Đặc biệt hơn là với những từ khoá bằng tiếng bản ngữ trong khu vực như tiếng Thái, tiếng Indo, tiếng Philipin và ti��ng Việt, kết quả của Google keyword Tool chính xác hơn nhiều các công cụ nghiên cứu/phân tích từ khoá khác. 9. Google keyword tool: thông tin thêm Ngoài những thông tin trên, nếu như mở rộng thêm các Cột hiển thị, Google keyword tool còn cho các kết quả khác nhau như: *. Ước tính CPC Trung Bình : Giámỗi nhấp chuột ước tính (CPC) cho quảng cáo của bạn đối với từ khoá được kết hợp. AdWords ước tính hiệu suất của bạn sử dụng CPC tối đa được dự đoán để đặt quảng cáo của bạn luôn ở các vị trí 1-3 với ngân sách không giới hạn để nhận được tất cả hiển thị sẵn có. *. Một số thông tin khác chỉ có trong giao diện tiếng Anh Cần lưu ý một điều là nếu bạn dùng Google Keyword Tool Internal Version thì các chức năng như thêmtừ khoá vào chiến dịch mong muốn,ước tính CPC trung bình sẽ có kết qu�� chính xác hơn, phù hợp v��i điểm chất lượng và tình trạng của tài khoản của bạn. 10. Công cụ từ khoá của Yahoo và Microsoft Yahoo không có một công cụ từ khoá ngoài (dạng mở) mà bạn có thể tuỳ ý sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn là một khách hàng của Yahoo ởSingapore, Malai, Mĩ hay một số nước, Yahoo có công cụ từ khoá đóng (chỉ dành riêng cho khách hàng) cho bạn sử dụng. Ở Việt Nam, mình vẫn chưa thấy Yahoo có công cụ này. Một điều nữa là độ chính xác của công cụ từ khoá của Yahoo cho tiếng bản địa (tiếng hoa ở Singapore, hay tiếng Thái) vân vân là rất hạn chế trong lần cuối cùng mình sử dụng công cụ này. Microsoft đã từng xây dựng rất nhiều công cụ phân tích từ khoá , khimới nghe, thì có vẻ rất hữu ích. Tuynhiên phần lớn các công cụ này hiện nay đã không còn bản sử dụngmở. Và điều đáng nói hơn là rất nhiều đường dẫn đang ở dạng hỏng 404.
*Admin sẽ cung cấp những phần mềm máy tính không thể thiếu cho bạn, từ những ứng dụng nhỏ nhất cỡ vài chục KB đến những phần mềm hệ thống cỡ GB, từ phần mềm miễn phí đến phần mềm có phí (tất nhiên là có crack, serial), tất cả đều được chia sẻ miễn phí tại : http://thegioivitinh.wap.sh
U-on
[C-stat]
© 2009 - Giaitri.Sextgem.Com
Tag :
* Bạn đến từ :